Sunday, June 20, 2010

Lễ hội rước thần cho người lớn ở Tokyo

Tháng 6, người Nhật có hai lễ hội rước thần đặc biệt, một cho người lớn, một cho trẻ nhỏ. Nếu lễ rước thần của trẻ nhỏ vui nhộn và đơn giản bao nhiêu (các bé tham dự hội sẽ được nhận quà) thì lễ hội dành cho người lớn cầu kỳ, nhiều thủ tục và long trọng bấy nhiêu.

Michaeljo

Đầu tiên biểu tượng của các vị thần đặt trên chiếc kiệu này được làm lễ một cách chỉn chu, sau đó mới đặt lên kiệu. Những người hộ giá chiếc kiệu này phải đừng nghiêm chỉnh trong khi người chủ hội làm lễ cung kính.

Sau khi làm lễ xong bắt đầu phân công các vị trí để cùng tháp tùng chiếc kiệu này cùng với vị thần của khu vực đi dạo quanh các khu phố. Tháp tùng chiếc kiệu ngoài đội ngũ nhân sự vô cùng đông đảo còn có hệ thống trống kèn và số người phục vụ đi theo rất đông.

Mỗi người một tay chuẩn bị.

Một, hai, ba... lên.

Bắt đầu di chuyển. Rất đông người cùng khiêng chiệc kiệu vì rất nặng.

Vô cùng nặng nếu theo dõi động tác khiêng của mọi người.

Và việc khiêng kiệu nặng nề này không chỉ dành riêng cho phái mạnh...

Lúc đầu cứ tưởng người đàn ông này không mặc quần... Hành quân vào một ngõ nhỏ, chật kín đường đi.

Dàn trống gõ nhịp liên hồi. Sau khi đổi vị trí cho một cô gái khác, cô này ra bóp vai ngay vì rất đau nhức.

Việc thay người diễn ra liên tục nên số lượng người thay thế đi kèm là rất đông.

Chuẩn bị dừng kiệu để nghỉ giải lao, phía trước có người đứng ra hiệu lệnh. Dừng kiệu.
Tranh thủ lúc kiệu dừng tôi chạy ra làm mấy kiểu cận cảnh.

Các phu kiệu đang ăn dưa tẩm bổ sức khỏe còn tiếp tục chinh chiến.

Những tay trống nữ vẫn luôn nhịp nhàng gõ nhịp không ngưng nghỉ.

Có một chuyện các bạn nên biết đó là không được nhìn vị thần này từ trên xuống mà phải luôn nhìn từ dưới lên để tỏ lòng kính trọng. Chính vì vậy khi đoàn người diễu hành qua nhà của bạn tôi, chúng tôi không đứng trên gác để xem mà tất cả đều phải xuống dưới để hòa mình vào lễ hội.

Các bô lão cảm ơn chủ nhà đã mời dưa cho cả đoàn.

Vẫn những động tác vô cùng thành kính đúng bản chất người Nhật.

Chuẩn bị lên kiệu.

Lại tiếp tục cuộc hành trình.

Có cả ngựa và người cưỡi ngựa đại diện cho những phong tục lễ hội truyền thống từ nghìn xưa.

Con ngựa này to khủng luôn.

Những người phu kéo và những người được kéo, gây dựng lại những văn hóa cổ truyền là người điều Nhật luôn hướng tới.

Những cô gái đánh trống này ngoài tài chơi trống theo nhịp ra cũng phải được tuyển chọn kỹ và xinh đẹp thì mới được tham dự.

Những lễ hội truyền thống của Nhật thường được diễn ra rất thường xuyên. Có những lễ hội chung nhưng cũng có những lễ hội riêng. Như lễ hội này chẳng hạn thì mỗi phường lại tổ chức một ngày khác nhau với những phong tục khác nhau, tuy nhiên sự khác biệt không nhiều, có chăng chỉ là trang phục và những hoạt động nhỏ khác mà thôi.

No comments:

Post a Comment

Bottom Advertising